Những Tác Hại Khi Bọc Răng Sứ

Thông thường, bọc răng sứ sẽ được chỉ định áp dụng trong nhiều trường hợp răng xấu, hỏng, khiếm khuyết hoặc hỗ trợ điều trị bệnh lý. Những tác hại khi bọc răng sứ là gì?

Trên khía cạnh tích cực, thì bọc răng sứ được coi là phương pháp khá ưu việt, có thể khôi phục răng hoàn hảo về mặt thẩm mỹ và chức năng. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp gặp phải những rủi ro đáng tiếc. Và đó chính là lí do khiến nhiều người vẫn băn khoăn bọc răng sứ có hại gì không?

1. Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ?

Không phải trường hợp nào hư hại răng cũng có thể bọc răng sứ mà tùy vào từng trường hợp cụ thể bác sĩ mới chỉ định nên bọc hay không. Theo bác sĩ Tôn Thất Bảo Hùng (Nha khoa Apona.com, TP.HCM), khi răng bị sâu quá nhiều, miếng bể quá lớn không thể trám được nữa, nếu trám thì miếng trám hay bị sút ra, lúc đó cần làm răng sứ.

Trường hợp răng mọc chen chúc, lệch lạc, thưa, hô mà phương pháp chỉnh nha không khả thi… thì phục hình bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ giúp tái tạo hình dáng của răng, để răng trông đều đặn và màu răng như ý muốn. Những trường hợp răng bị nhiễm kháng sinh – tetracycline nặng, áp dụng phương pháp tẩy trắng răng không hiệu quả thì bọc răng sứ là phương pháp để thay thế lớp men răng sậm màu bằng lớp men sứ mới, trắng đẹp hơn.

nhung-tac-hai-khi-boc-rang-su

2. Lợi Ích Của Việc Bọc Răng Sứ

Có thể nói, phương pháp làm răng này rất tối ưu bởi nó khắc phục được rất nhiều trường hợp gặp vấn đề về răng (răng sứt mẻ, răng thưa, hô hoặc móm nhẹ, răng nhiễm màu kháng sinh, răng sâu, viêm tủy, mòn men…), hơn nữa lại có thể thực hiện trong thời gian rất nhanh, mang lại một hàm răng trắng đẹp tự nhiên.

Theo bác sĩ Lê Thị Hải Châu (tốt nghiệp chuyên ngành Răng Hàm Mặt tại bệnh viện Y khoa Nga), răng sứ có độ bền khá cao. Các bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng cẩn thận, tránh cắn hoặc nhai các vật quá cứng thì sẽ không xảy ra vấn đề gì.

nhung-tac-hai-khi-boc-rang-su

3. Tác Hại Của Việc Bọc Răng Sứ:

Bên cạnh các lợi ích, bọc răng sứ cũng có một vài mặt trái.

– Khi bọc răng sứ, độ nhạy cảm của răng giảm đi, việc cảm nhận thức ăn, đồ uống sẽ không còn như trước nữa.

– Răng dễ tổn thương hơn, nhất là khi ăn các đồ ăn cứng hoặc bị va đập.

– Khi làm răng sứ, có thể răng của bạn sẽ bị ê buốt, điều này còn tuỳ thuộc vào tay nghề của bác sĩ và công nghệ thực hiện bọc răng. Tuy nhiên, theo chia sẻ của nhiều người đã thực hiện bọc răng sứ, phương pháp này không gây đau như họ tưởng tượng.

– Trong một số trường hợp, do yêu cầu về mặt thẩm mỹ, trong quá trình mài có thể chạm đến tuỷ răng, buộc phải lấy tuỷ, khi đó răng sẽ không còn khoẻ như trước.

Bạn nên các trung tâm uy tín để được tư vấn và thực hiện một cách an toàn và hiệu quả nhất.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời