Nâng mũi chính là hình thức phẫu thuật thẩm mỹ mũi để có chiếc mũi đẹp, nhưng đây cũng là hình thức phẫu thuật thẩm mỹ có tỷ lệ hỏng và sửa lại nhiều nhất. Vậy thì những trường hợp phải tháo sụn nâng mũi là gì?
Các trường hợp thường gặp phải tháo sụn
Theo bác sĩ Nguyễn Vũ Phương Ngọc chia sẻ: ” Nâng mũi là hình thức phẫu thuật thẩm mỹ có tỷ lệ hỏng và sửa lại nhiều nhất. Mà nguyên nhân chủ yếu ở đây đó chính là do nâng quá cao, quá dài so với cấu trúc mũi của người Đông Á, dẫn tới tình trạng lệch sống mũi, bóng đỏ, vẹo đầu, lộ sống mũi.
Sụn dị ứng với cơ thể:
Sụn bị dị ứng với cơ thể, trường hợp này có tỷ lệ rất hiếm, biểu hiện khi dị ứng thường sưng đỏ, ngứa, bao xơ co rút, xoắn sẽ làm biến dạng, làm lệch mũi phải tháo ra sớm.
Nâng mũi quá cao, quá dài
Nâng quá cao hoặc quá dài không đạt tính thẩm mỹ, sẽ gây mỏng da, lộ sống mũi, sụn đè vào đầu mũi làm méo sụn cánh mũi. Bên cạnh đó, phần da nơi đầu mũi mỏng cũng làm tăng nguy cơ thủng đầu mũi.
Bị nhiễm trùng
Khi mũi có các biểu hiện sưng đỏ lâu ngày, hoại tử,… thì bạn cần phải tới gặp bác sĩ ngay để kiểm tra lại. Đây có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng phải tháo sụn.
Cách khắc phục biến chứng
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì những biến chứng sau phẫu thuật mũi đều có thể sửa chữa bằng kỹ thuật mổ tái cấu trúc, đối với một số trường hợp cần phải lấy sụn ở sườn để dựng lại trụ mũi. Nhưng, chiếc mũi sửa lại khó đẹp như làm lần đầu.
Kỹ thuật chỉnh hình mũi tái cấu trúc cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm, giỏi tay nghề. Nếu như bác sĩ chưa vững tay nghề thực hiện thì có thể sẽ tiếp tục gây nên các biến chứng. Chính vì thế, trước khi quyết định làm đẹp, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức, tránh tình trạng phẫu thuật thẩm mỹ theo truyền miệng.