Những Lưu Ý Để Sử Dụng Kem Chống Nắng Hiệu Quả Hơn

Kem chống nắng từ lâu đã trở thành một người bạn đồng hành cùng các chị em. Giúp bảo vệ làn da tránh khỏi ánh nắng chói chang của mặt trời. Cùng tham khảo những lưu ý để sử dụng kem chống nắng hiệu quả hơn qua bài viết sau! 

Bạn hiểu thế nào về chỉ số SPF?

SPF hay IP chính là định mức đo lường số giờ trung bình của một sản phẩm, không phải là lượng chất chống nắng nhiều hay ít. Định mức quốc tế là 1 SPF = 15 phút (như vậy 15 SPF = 3 giờ 45 phút). Và khoảng thời gian chống nắng tối đa của sản phẩm nếu bạn thoa đúng độ dày sẽ là 0,2 mm kem lên da. Nhưng bạn nên nhớ tác dụng này không ổn định do yếu tố bụi bậm, mồ hôi, quần áo và nước.\

dung-kem-chong-nang-nhu-the-nao-la-hop-ly

Lưu ý khi sử dụng kem chống nắng

– Trước khi ra đường cần bôi kem chống nắng 30 phút trước đó để kem kịp thấm vào da và phát huy tác dụng chống nắng một cách tối đa.

– Bạn chỉ cần bôi một lớp kem mỏng. Việc bôi quá nhiều vừa gây lãng phí vừa không tốt cho da. Bởi vì lớp kem thừa không kịp thấm vào da sẽ có thể là nguyên nhân gây nên bệnh dị ứng da trong mùa hè.

– Bôi kem chống nắng 2 giờ 1 lần. Vì sau 80 phút sau khi da tiếp xúc với nước và ánh nắng, kem chống nắng sẽ không còn tác dụng. Việc bôi kem chống nắng kịp thời và đúng liều lượng sẽ làm da bạn luôn mềm mại và tươi tắn trong nắng hè.

– Kem chống nắng lý tưởng là loại mà bạn không cảm thấy khó chịu khi bôi lên da. Có chỉ số SPF 20-30, tối thiểu cho làn da sáng và 10-20 cho da sạm. Các chỉ số cao (ecran total) 60-100 bạn chỉ nên sử dụng với những vùng da đặc biệt để có sự bảo vệ tối ưu (chống nám hay dị ứng ánh nắng).

– Nên dùng các loại sữa dưỡng thể (loại sữa có thành phần chiết xuất từ cây lô hội) sau khi tắm vào mỗi buổi tối để phục hồi lại độ ẩm và độ đàn hồi cho các tế bào da sau một thời gian dài dùng kem chống nắng.

– Không quên bôi kem lên vùng da ở cổ vì đó cũng là nơi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.

– Các loại kem chống nắng có độ SPS từ 15 – 20 thích hợp cho da khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở điều kiện bình thường. Do đó khi đi tắm biển thì bạn nên sử dụng những loại kem có độ SPS >20.

dung-kem-chong-nang-nhu-the-nao-la-hop-ly

– So với các loại kem thông thường, kem chống nắng thường có thời gian sử dụng ngắn hơn. Vì thế, hãy chọn mua những tuýp kem lớn, nhỏ tuỳ theo nhu cầu sử dụng để không phải dùng chúng trong thời gian quá dài.

– Tóc đặc biệt rất nhạy cảm với Tia UV. Ánh nắng có hai tác dụng trái ngược nhau đối với tóc: Ánh nắng nhẹ sẽ cho những phản chiếu đẹp, kích thích lưu thông mạch máu da đầu, giảm rụng tóc. Nắng gắt sẽ làm cho tóc mờ, giòn, gãy, khó chải. Dầu gội cũng có các loại có chỉ số chống nắng (từ 20-35 SPF).

– Hạn chế dùng kem chống năng nếu bạn mắc chứng viêm tuyến bã nhờn hoặc bị mụn trứng cá vì các chất giữ ẩm có trong kem khi tiếp xúc với vùng da bị thương sẽ dễ gây dị ứng và nhiễm trùng.

– Phụ nữ mang thai: Rối loạn hormone có thể dẫn tới khích ứng sắc tố melanin khiến chocác vết nám dễ xuất hiện hơn. Các vết nám do mang thai cũng cần phải điều trị chứ không tự biến mất như vài quan niệm cũ.

– Mắt cũng là cơ quan nhạy cảm dễ bị tổn thương dưới ánh nắng. Khi đi nắng bạn nên có kính râm màu sậm và kiểu ôm trùm cả chân mày và đuôi mắt. Chứng viêm màng sừng chính là bệnh hay mắc phải khi đi nắng. Triệu chứng là đỏ mắt và chảy nước mắt.